Các bà mẹ nên kiểm tra bàn chân trẻ trước 2 tuổi

Cùng với hệ thống dây chằng, vòm bàn chân giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển. Thông thường, những ai có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị bàn chân bẹt. Đó là vì các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như thông thường.
  • Thuốc xeloda là loại thuốc gì?

Mỗi khi chạy nhảy dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới khả năng chạy nhảy. 

Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt cũng khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...
  • Chấm dứt viêm gan C với sofosbuvir 400 mg  cho bạn hiểu quả tới 90%
Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số bị chứng chân bẹt tùy cấp độ. Giãn hoặc rách gân cơ chằng sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau.Đến một thời điểm nào đó, khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng nữa, người bệnh bị đau mắt cá chân, đau đầu gối, khớp háng hay thắt lưng.

Cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa nếu phát hiện triệu chứng của tật (trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất). Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 2 - 7 tuổi. Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không mổ với đế giày chỉnh hình y khoa là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt của trẻ. Đó là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt, đo trên ni chân của từng người, giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ để xương khớp trở về đúng trục, từ đó có thể giảm thiểu hàng loạt rắc rối có thể nảy sinh. Đế chỉnh hình có thể được lót dưới hầu hết các loại giày dép thông dụng (nhưng mang chung với giày thể thao vẫn là tốt nhất) và bệnh nhân được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên trong các hoạt động đi đứng hàng ngày, mỗi khi bàn chân phải chịu lực. Đi đế giày này thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ 2 - 8 tuổi có thể trở về vị trí cân bằng mong muốn.

Từ sau giai đoạn này cho tới 12 tuổi, việc tạo vòm mang lại hiệu quả thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn. Ở người trưởng thành, đế chỉnh hình có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp... nhưng không thể tạo vòm nữa và họ cần mang đế suốt đời.