Biệt dược gốc là thuốc có giá trị khoa học cao nhất

Trước khi bắt đầu bài viết, tôi xin khẳng định: không phải cứ thuốc gốc là chất lượng tốt và cứ thuốc thứ cấp là chất lượng kém.

Biệt dược gốc là thuốc có giá trị khoa học cao nhất
Trước hết chúng ta phải hiểu được quá trình nghiên cứu một thuốc chữa bệnh phải nằm trong chuẩn của các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ở đa trung tâm, được giám sát khoa học độc lập ở tất cả 4 pha của nghiên cứu. Các thuốc biệt dược gốc là các thuốc được nghiên cứu trong một quy trình nghiêm ngặt như vậy và chỉ khi được công nhận có giá trị khoa học trong điều trị bệnh trên cơ thể con người thì một biệt dược gốc mới được phép lưu hành. Những nghiên cứu ứng dụng thuốc này được gọi là những nghiên cứu gốc (original study).

  • Xem thêm: Thuốc xeloda là loại thuốc gì?


Tiếp theo đà của nghiên cứu gốc, các nghiên cứu khác (thường là của các hãng dược khác) có thể nghiên cứu trên cùng hoạt chất của nghiên cứu gốc hoặc nghiên cứu phát triển các dạng bào chế khác, hoặc cùng một loại hoạt chất nhưng với các tá dược khác, từ đó công bố các thuốc thứ cấp (gọi là hàng generic). Các thuốc thứ cấp này dựa trên cơ sở khoa học là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên cơ thể con người, tương đương với pha thứ 4 của nghiên cứu gốc.
Nếu như các nghiên cứu gốc thường có tính khách quan rất cao thì ngược lại, các nghiên cứu thuốc thứ cấp thường được phát triển bởi chính hãng dược đầu tư tiền cho nó, do vậy đôi khi bị mất đi tính khách quan (trừ trường hợp họ có thuê các hãng giám sát nghiên cứu độc lập và hãng này thực hiện công việc giám sát một cách chuyên nghiệp, ví dụ như Quintiles của Mỹ). Một sai lầm thường gặp của các nhà giám định chất lượng thuốc thứ cấp là khi đọc hồ sơ họ thấy các số liệu và báo cáo đầy đủ, nhưng nhiều khi không nhận ra rằng, các nghiên cứu đó được chính các hãng dược “mua mà có”, hoặc rất thiếu tính khách quan.
Chính vì thế, nếu như đặt niềm tin điều trị, tức là đặt hi vọng điều trị khỏi cho người bệnh thì các thuốc nhóm 1 (thuốc gốc) đương nhiên được tin dùng hơn.

Tại sao thuốc biệt dược gốc giá lại cao?
Có hai lý do chính dẫn đến giá của các thuốc nhóm 1 lại cao ở đất nước ta:
Một là, chúng ta có một nền Dược học đang lạc hậu so với thế giới. Các công ty Dược Việt Nam lớn nhất hiện nay cũng chỉ thành công chủ yếu ở các mặt hàng thuốc bổ, vitamin, và một số thuốc thứ cấp thông dụng. Đầu tư cho nghiên cứu phát triển thuốc và dược chất mới còn quá ít so với nguồn tài nguyên phong phú của đất nước. Nếu nói về thành công mang tầm quốc tế của chúng ta về Dược thì có lẽ đó là tự sản xuất được vaccine. Nhưng thực tế phũ phàng là chúng ta chưa bao giờ sáng tạo ra được một dược chất mới. Nếu chúng ta không phải là nước nhập các thuốc biệt dược gốc thì giá thuốc sẽ không cao.
  • Xem thêm : Phác đồ điều trị viêm gan C với loại thuốc sofosbuvir nhanh chóng và hiệu quả

Hai là, bản thân chi phí để nghiên cứu và ứng dụng một thuốc gốc lớn hơn rất nhiều so với chi phí của một thuốc thứ cấp, tương đương với giá trị khoa học cao hơn nhiều. Sự khác biệt về giá trị khoa học của nhóm thuốc gốc (biệt dược gốc) và thuốc thứ cấp (hàng generic) là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về chiến lược kinh doanh và marketing của các hãng dược thuộc nhóm 1 và nhóm 2.


Chiến lược kinh doanh và marketing mới là nguyên nhân chính lũng đoạn giá thuốc
Sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng thuốc thuộc hai nhóm, cộng với sự khuyến khích phát triển các hãng Dược nội địa (nhóm 3) đã tạo nên một thị trường giá thuốc hỗn loạn như hiện nay.

Một trong những lý do buộc chúng ta phải có sự cạnh tranh này là vì chúng ta không đủ kinh tế để chi trả cho các thuốc nhóm 1, lại muốn phát triển các thuốc nhóm 3, do vậy cần mở cửa cho các thuốc nhóm 2 để tạo sự cân bằng. Tuy nhiên chính điều này dẫn đến những điểm bất lợi sau đây:
  • Xem thêm : Loại thuốc hepcinat  là do công ty gì sản xuất

Một là, cạnh tranh bất chấp của các hãng dược nhóm 2 dẫn đến thất thoát về thuế và tăng tiền hoa hồng (commission). Chiến lược của các hãng dược nhóm 2 là cạnh tranh về giá, song không phải giá thấp là thuyết phục được bác sỹ. Giá thấp chỉ thuyết phục được người tiêu dùng, trong khi bác sĩ cần là chất lượng (giá trị khoa học) và hiệu quả điều trị. Một bác sĩ có tâm và có kinh nghiệm điều trị chắc chắn sẽ từ bỏ thuốc thứ cấp nào đó không hiệu quả và tìm cách điều trị triệt để cho người bệnh. Chính vì vậy, các hãng dược nhóm 2 có thể tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp của mình mà tăng tỷ lệ chi phí commission lên. Nói cách khác, họ đánh vào lòng tham của các bác sĩ và người bán thuốc để ăn chia nhiều hơn khi bán được thuốc cho người tiêu dùng. Về lý thuyết, họ có thể tăng tỷ lệ commission lên đến 50% hoặc hơn, nhưng vẫn đảm bảo lợi thế tuyệt đối về giá so với hàng nhóm 1, do chi phí nghiên cứu và sản xuất rất thấp. Như vậy người thiệt thòi là bệnh nhân và các hãng dược nhóm 1.

Trong khi đó, tận dụng lợi thế giá trị về mặt khoa học, các hãng dược nhóm 1 không sử dụng chiến lược marketing đánh vào lòng tham mà họ hướng đến sự ham hiểu biết và niềm tin khoa học của các bác sỹ. Hoạt động marketing của họ chủ yếu hướng vào tài trợ các khóa học, hội nghị rất hữu ích, từ đó nâng cao hiểu biết và niềm tin vào các thuốc gốc cho các bác sĩ. Tuy nhiên do gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng dược nhóm 2 nên đã từng có công ty nhóm bị phát hiện hối lộ bác sỹ (Ví dụ như GSK Trung Quốc). Chính cuộc cạnh tranh khốc liệt này đã dẫn đến sự lũng đoạn về giá thuốc ở bất kỳ quốc gia nào.
Hai là, sự tràn lan của hàng generic ở các quốc gia có trình độ sản xuất dược tương đương hoặc cao hơn một chút như Ấn Độ, Hàn Quốc làm cho các hãng dược nhóm 3 (nội địa) gặp khó khăn. Nhóm 3 gặp bất lợi khi không thể cạnh tranh về giá so với nhóm 2 và không thể cạnh tranh về chất lượng so với nhóm 1. Trong khi vẫn cần phải chiếm thị phần để tồn tại, các hãng dược nhóm 3 cũng khó lòng đầu tư để phát triển công nghệ mới nhằm vươn lên nhóm 1, bởi đầu tư như vậy đòi hỏi nguồn vốn cực kỳ lớn. Sự luẩn quẩn này khiến cho chúng ta không thể thoát ra được tình trạng phụ thuộc về quản lý giá thuốc.

Cần làm gì để hạ nhiệt?
Trước hết, chúng ta cần nhớ rằng hiệu quả điều trị mới là đích đến cuối cùng của việc sử dụng thuốc, do vậy đứng trên quan điểm của một bác sỹ, thuốc nào tốt hơn thì nên dùng hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta, việc chi trả cho điều trị cần phải được tính toán kỹ lưỡng, do vậy cách tốt nhất là dùng thuốc có hiệu quả điều trị và phù hợp với tình trạng kinh tế của bệnh nhân. Căng thẳng từ gánh nặng kinh tế của đơn thuốc cũng có thể khiến bệnh nhân bỏ cuộc, hoặc bệnh nặng hơn do tâm lý bất ổn.